Đường lạ hay đường quen thì ít tai nạn?

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG: CHUYÊN TRANG CÔNG NGHIỆP Ô TÔ - XE MÁY CARTIMES

Đường lạ hay đường quen thì ít tai nạn?

Dăm ba hôm nay lại ồn ào vụ bác kia thuê tự lái chiếc xe Trung Quốc bị gặp nạn trên đèo Bảo Lộc. Lần này thì túi khí bung hết, bánh xe gãy cả nhưng thương vong vẫn xảy ra rất đáng tiếc.

Cá nhân mình nhận định lỗi hoàn toàn do bác tài đã chạy ẩu và phải trả giá chứ chẳng liên quan tới xe, đường đèo hay đường bằng, đường lạ hay đường quen.

Chiếc xe BAIC Q7 bị tai nạn trên đèo Bảo Lộc
Chiếc xe BAIC Q7 bị tai nạn trên đèo Bảo Lộc

Nhiều anh em của mình trên núi xuống thành phố hay từ Hà Nội vào Sài Gòn mình đưa xe cũng nhác chạy với lý do "sợ đường" thì quả thật cũng không hợp lý. Vì nếu không bước ra khỏi Việt Nam thì đường nào cũng như nhau hết.

Quảng cáo

Có mấy nguyên tắc cá nhân giúp mình ngược xuôi an toàn trên tất cả các tuyến Quốc lộ huyết mạch, bất chấp cả tứ đại với lục đại đỉnh đèo từ Nam chí Bắc:

- Tuân thủ tuyệt đối luật Giao thông. Càng chỗ lạ thì càng phải tuân thủ luật vì nhiều khi bánh mì cũng không giúp được nhiều và nếu có hoạ xảy ra thì cũng đỡ phần nào về mặt lý. Lưu ý là bảo hiểm có quyền từ chối nếu bạn đi sai luật nhé.

- Biết trước điểm đến. Mỗi cung đường đều có những đặc thù riêng về địa hình và thời tiết. Cái này Google đầy, thay vì lướt Face thì đọc tí sẽ biết được nguy cơ tiềm ẩn mà tránh. Dụ như đường đèo thì hay có sương mù vào buổi sớm, chiều tà hoặc thời tiết có mưa.... hay cung Bảo Lộc - Đà Lạt thì là "Xerau Grandprix" từ 14-18h hàng ngày.

Quảng cáo

- Tuyệt đối nhường xe tải, xe khách. Tránh voi không xấu mặt nào, dù đó là chiếc xe thân thiện hoặc tử thần.

Lái xe đường dài cần tuân thủ những nguyên tắc an toàn cơ bản
Lái xe đường dài cần tuân thủ những nguyên tắc an toàn cơ bản

- Thấy không an toàn, hãy dừng nghỉ ngay khi có thể. Bật toàn bộ đèn đóm, kể cả đèn khẩn cấp trong điều kiện mưa lớn hoặc sương mù. Nếu thấy mất tập trung trong giây lát, nghĩa là bạn đã buồn ngủ, dừng lại xuống xe là không thừa.

Quảng cáo

- Google map lịch trình để cơ thể xác định trước được tâm lý và điều phối sức. Mình luôn sử dụng tính năng này để biết thời gian lái xe còn lại là bao nhiêu và quyết định ngừng nghỉ như thế nào.

- Cuối cùng, lượng sức của ngựa thồ. Phải biết mình đang chạy xe gì, sức mạnh động cơ tới đâu, tình trạng an toàn ra sao. Mất xe còn làm lại được chứ mất người thì… “Game over”!.

Nguồn: Quang Anh

Tin khác