Vết xước và rãnh sâu, tương lai và sự mắc kẹt

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG: CHUYÊN TRANG CÔNG NGHIỆP Ô TÔ - XE MÁY CARTIMES

Vết xước và rãnh sâu, tương lai và sự mắc kẹt

"Khối óc nói với tôi rằng để thịnh vượng trở lại, Nhật Bản phải đón nhận sự thay đổi. Nhưng trái tim tôi đau nhói khi nghĩ đến việc nước Nhật sẽ mất đi những thứ khiến nó trở nên đặc biệt".

Nhân vụ scandal mới nhất của Toyota và công ty con của nó, Daihatsu, tôi phải đọc lại bài viết về Nhật Bản mới đây của Rupert Wingfield-Hayes, phóng viên BBC có 10 năm sống, làm việc tại đất nước này, có hai con gái mang nửa dòng máu Nhật, nhưng bản thân vẫn mang hộ chiếu Anh.

Để hiểu một người, một quốc gia, một vụ việc,... tốt nhất phải là ở trong nó và ở ngoài nó.

Hơn 88.000 chiếc, chủ yếu là Vios được sản xuất cho thị trường Thái Lan, Mexico và Vùng Vịnh, thêm một mẫu liên doanh sản xuất tại/cho thị trường Malaysia, gần đây bị phát hiện gian lận trong bài test an toàn va chạm bên.

Quảng cáo
Toyota gian lận
Vụ scandal mới nhất của Toyota và Daihatsu liên quan đến gian lận thử nghiệm xe

So với các bê bối dẫn tới triệu hồi cả triệu mẫu xe hay nộp phạt cả tỷ USD trong giới làm xe thì vụ này chỉ là một "cái rãnh nhỏ"- nhân viên Daihatsu đã thêm các rãnh nhỏ trên cửa sau của xe trong quá trình thử nghiệm va chạm để ngăn chúng vỡ ra với các cạnh sắc nhọn có thể gây thương tích cho người ngồi sau khi túi khí bên bung ra. Các rãnh khía đã không được đưa vào quá trình sản xuất.

"Các rãnh nhỏ" này mang lại kết quả tốt hơn trong bài test nhưng không quyết định độ an toàn của bài thử. Ngay sau khi vụ việc được phát lộ, Toyota đã tiến hành thử nghiệm va chạm bên hông các mẫu xe này với sự chứng kiến ​​của Cơ quan Quản lý các cuộc thử nghiệm vào ngày 28/4. Kết quả mẫu xe test dù không có "các rãnh nhỏ" vẫn đáp ứng các yêu cầu của UN-R95 - tức qui định thử nghiệm va chạm hông xe của ASEAN NCAP (ASEAN New Car Assessment Program - Uỷ Ban Đánh Giá Ô tô Mới Cho Các Nước Trong Khu Vực Đông Nam Á)!

Do đó, theo thông tin từ Toyota tại Thái Lan và Malaysia sẽ không có vụ triệu hồi nào và các mẫu xe nói trên vẫn tiếp tục được sản xuất và bán ra bình thường.

Quảng cáo
Không có vụ triệu hồi nào liên quan đến bê bối gian lận thử nghiệm của hãng xe Nhật
Không có vụ triệu hồi nào liên quan đến bê bối gian lận thử nghiệm của hãng xe Nhật

Nhưng "rãnh nhỏ" này có thể để lại vết khoét sâu khi nó được gắn với hai chữ "gian lận", và lại xảy ra ở người Nhật, ở Toyota vốn được tin cậy hàng đầu trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á.

Song khối óc - sự tỉnh táo, cho chúng ta biết nhiều vụ bê bối liên quan tới gian lận số liệu trong các bài test đã gọi tên nhiều hãng xe Nhật trước đó.

Quảng cáo

Năm 2016, Mitsubishi bị phát hiện đã sử dụng số liệu gian dối về tiết kiệm nhiên liệu trong suốt 25 năm. Nissan, Suzuki bị gọi tên suốt năm 2018 liên quan tới việc giả mạo các số liệu về khí thải và hiệu suất nhiên liệu, một số hạng mục kiểm tra không đầy đủ. Subaru bị tố dường như đã cắt bớt qui trình kiểm tra chất lượng khi xuất xưởng... Năm ngoái, một công ty con khác của Toyota là Hino cũng dính scandal gian dối này.

Dường như có một điểm chung giữa các vụ bê bối nói trên là chủ yếu rơi vào thời điểm thương hiệu mở rộng sản xuất ngoài Nhật Bản.

Đó là Nissan, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1999, bắt tay vào tái cấu trúc tại Nhật Bản đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng các nhà máy ở nước ngoài. Tương tự Suzuki mở nhà máy ở Ấn Độ. Và Toyota giao phó một số dòng xe tại thị trường đang phát triển cho các công ty con...

Tin khác