Không có chứng nhận đăng kiểm, ô tô bị xử phạt như thế nào?

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG: CHUYÊN TRANG CÔNG NGHIỆP Ô TÔ - XE MÁY CARTIMES

Không có chứng nhận đăng kiểm, ô tô bị xử phạt như thế nào?

Với các trường hợp khi chủ xe khai báo mất, giấy chứng nhận tem đăng kiểm xe ô tô đương nhiên mất hiệu lực.

Lãnh đạo Phòng Kiểm định xe cơ giới Cục Đăng kiểm VN cho biết, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, xe ô tô phải được cấp chứng nhận đăng ký, đăng kiểm mới được phép tham gia giao thông.

Chứng nhận đăng kiểm (bao gồm giấy chứng nhận, tem đăng kiểm) được cấp theo kỳ hạn, khi đến hạn, phương tiện phải được kiểm định tại trung tâm đăng kiểm, trường hợp đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mới được cấp tiếp chứng nhận đăng kiểm.

Quảng cáo

“Giấy chứng nhận đăng kiểm, tem đăng kiểm là hai thành phần không tách rời của chứng nhận đăng kiểm xe ô tô. Tem đăng kiểm được dán trên kính xe để tiện cho chủ xe theo dõi và phục vụ kiểm soát của lực lượng chức năng đối với phương tiện.

đăng kiểm xe
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, xe ô tô phải được cấp chứng nhận đăng ký, đăng kiểm mới được phép tham gia giao thông

Giấy, tem đăng kiểm được Cục Đăng kiểm VN quản lý, cấp phôi cho các trung tâm đăng kiểm. Các trường hợp dùng giấy, tem đăng kiểm mà nguồn gốc phôi không do Cục Đăng kiểm VN cấp đều không có giá trị”, đại diện Phòng Kiểm định xe cơ giới nói, đồng thời khuyến nghị chủ phương tiện, trường hợp giấy chứng nhận bị mất, rách hỏng không nên dùng giấy tờ đăng kiểm giả hoặc tẩy xóa để tránh bị xử phạt nặng theo quy định tại Nghị định 100/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực từ 1/1/2020.

Quảng cáo

Cụ thể, khoản 5 Điều 16 Nghị định 100 quy định phạt 4 - 6 triệu đồng đối với các hành vi: sử dụng giấy chứng nhận, tem đăng kiểm không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; điều khiển xe không có giấy hoặc tem đăng kiểm (trừ trường hợp xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên. Ngoài ra còn thêm hình thức phạt bổ sung là tịch thu giấy, tem đăng kiểm; tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng. So với năm 2019, Nghị định 100 còn bổ sung quy định tịch thu phương tiện nếu người vi phạm không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.

Không chỉ người điều khiển phương tiện, điểm mới của Nghị định 100 còn quy định phạt 4 - 6 triệu đồng đối với cá nhân, 8 - 12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ phương tiện đưa xe ô tô có giấy, tem đăng kiểm không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông (khoản 8 Điều 30). Trường hợp không có giấy đăng ký xe hoặc có nhưng không chứng minh được nguồn gốc phương tiện còn bị tịch thu xe.

Các trường hợp đưa xe không có giấy chứng nhận đăng kiểm hoặc quá hạn từ 1 tháng trở lên vào tham gia giao thông bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng (với chủ xe cá nhân), 12 - 16 triệu đồng (đối với chủ xe là tổ chức).

Trường hợp điều khiển xe quá hạn giấy chứng nhận đăng kiểm dưới 1 tháng tham gia giao thông bị phạt 2-3 triệu đồng. Chủ xe cá nhân nếu đưa xe tham gia giao thông bị phạt 4 - 6 triệu đồng, chủ xe là tổ chức bị phạt 8 - 12 triệu đồng.

Tin khác