Toyota xin lỗi vì làm giả kết quả kiểm tra xe, Mazda ngừng bán một số mẫu xe

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG: CHUYÊN TRANG CÔNG NGHIỆP Ô TÔ - XE MÁY CARTIMES

Toyota xin lỗi vì làm giả kết quả kiểm tra xe, Mazda ngừng bán một số mẫu xe

Toyota liên tục phải đối mặt vấn đề về chứng nhận an toàn, từ công ty con Daihatsu đến công ty mẹ Toyota.

Cách đây không lâu, Toyota đã vướng vào một vụ bê bối về an toàn liên quan đến công ty con Daihatsu. Đến hiện tại, gã khổng lồ ô tô Nhật lại một lần nữa rơi vào tình thế khó khăn liên quan đến vấn đề này.

Sau khi Bộ giao thông vận tải Nhật Bản phát hiện Toyota và Mazda có những vi phạm về thủ tục liên quan đến kiểm tra an toàn và chứng nhận xe, Chủ tịch Toyota Akio Toyoda đã tổ chức một cuộc họp báo xin lỗi tại Tokyo.

Toyota xin lỗi vì làm giả kết quả kiểm tra xe
Toyota xin lỗi vì làm giả kết quả kiểm tra xe
Quảng cáo

Cháu trai của người sáng lập công ty đã cúi đầu xin lỗi sau khi phát hiện thấy dữ liệu kiểm tra độ phồng của túi khí không chính xác và dữ liệu kiểm tra va chạm đã lỗi thời, ngoài ra còn có nhiều điểm bất thường trong các bài kiểm tra công suất động cơ.

Toyoda cho biết 7 mẫu xe, bao gồm cả những mẫu đã ngừng sản xuất từ ​​năm 2014, đã được thử nghiệm bằng các phương pháp khác với tiêu chuẩn do Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản quy định.

Toyota xin lỗi vì làm giả kết quả kiểm tra xe
Xe Toyota Yaris Cross
Quảng cáo

Hiện tại, việc vận chuyển và bán những chiếc xe Corolla Fielder, Corolla Axio và Yaris Cross được phát triển trên nền tảng TNGA đã bị ngừng tại thị trường Nhật Bản. Mặc dù những chiếc xe này không trải qua các quá trình kiểm tra và chứng nhận phù hợp nhưng Toyota cho biết những chiếc xe đã được bán vẫn an toàn khi sử dụng vì không tìm thấy vấn đề về hiệu suất.

Những bê bối liên tục gần đây gây ảnh hưởng khá tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu của Toyota - hãng xe vốn tự hào vì đã tạo ra những chiếc xe “tốt hơn bao giờ hết”.

Kiểm tra xe Mazda 6
Xe Mazda 6

Ngoài Toyota, Mazda cũng bị phát hiện vi phạm về an toàn. Cơ quan chức năng đã tìm thấy dữ liệu thử nghiệm va chạm của các mẫu xe Mazda 6 và Mazda 3 đã ngừng sản xuất, cho thấy hãng xe Nhật đã sử dụng đồng hồ hẹn giờ để kích hoạt túi khí trong một số thử nghiệm va chạm trực diện thay vì sử dụng cảm biến tích hợp. Điều này tương tự như những gì Daihatsu đã làm khiến Toyota gặp bê bối vào đầu năm.

Ngoài ra, Mazda cũng tạm ngừng bán MX-5 RF và Mazda 2 hatchback sau khi phát hiện công nhân sửa đổi kết quả kiểm tra phần mềm điều khiển động cơ. Tuy nhiên, không có chi tiết cụ thể nào được đề cập liệu điều này có liên quan gì đến hiệu suất hay để vượt qua các quy định về khí thải hay không.

Tin khác