Việt Nam nằm ở đâu trong bản đồ phát triển xe điện tại ASEAN

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG: CHUYÊN TRANG CÔNG NGHIỆP Ô TÔ - XE MÁY CARTIMES

Việt Nam nằm ở đâu trong bản đồ phát triển xe điện tại ASEAN

Phát triển xe điện và loại bỏ động cơ đốt trong đang là xu thế hiện nay, các quốc gia ASEAN đang nỗ lực để không tụt hậu trong cuộc đua này.

Ngành công nghiệp ô tô thế giới đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, hàng loạt thương hiệu lớn tuyên bố sẽ chuyển sang sản xuất hoàn toàn xe điện hoặc xe điện khí hóa trong 10-15 năm tới. Những mẫu xe truyền thống chỉ sử dụng động cơ đốt trong dần bị loại bỏ.

Nằm trong xu thế phát triển đó, các quốc gia ASEAN cũng có những hoạch định riêng của mình. Thái Lan, Indonesia hay Singapore thậm chí còn tuyên bố các mục tiêu theo lộ trình rất rõ ràng. Ví dụ, vào năm 2015, Thái Lan đã đặt ra mục tiêu sản xuất 1,2 triệu xe điện vào năm 2026.

Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong kế hoạch. Chính phủ Thái Lan đã đưa ra kế hoạch 3 giai đoạn kéo dài đến năm 2036 bao gồm nhiều yếu tố như khuyến khích các ngành phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng cùng nhiều lĩnh vực khác.

Việt Nam nằm ở đâu trong bản đồ phát triển xe điện tại ASEAN
Việt Nam nằm ở đâu trong bản đồ phát triển xe điện tại ASEAN
Quảng cáo

Xứ sở chùa Vàng muốn trở thành trung tâm xe điện của khu vực vào năm 2025. Thái Lan đã giảm thuế cho các nhà sản xuất ô tô và sản xuất pin để hỗ trợ tham vọng của mình.

Trong khi đó, Indonesia đang tìm cách đạt được mục tiêu là các sản phẩm điện khí hóa chiếm 20% tổng sản lượng xe sản xuất vào năm 2025, cụ thể là 2.200 ô tô điện, 711.000 xe hybrid và 2,1 triệu xe máy điện.

Đối với Singapore, quốc đảo này đã công bố rằng họ dự định loại bỏ dần các loại xe chạy bằng xăng và diesel vào năm 2040, đồng thời đưa ra một số ưu đãi cho người mua xe điện và cam kết xây dựng thêm các trạm sạc.

Singapore không nổi tiếng với việc sản xuất ô tô nhưng Hyundai hiện cũng đang xây dựng một cơ sở sản xuất xe điện quy mô nhỏ tại đây, dự kiến công suất vào khoảng 30.000 xe/năm vào năm 2025.

Quảng cáo

Được biết, Hyundai đang chuyển trụ sở khu vực từ Mutiara Damansara (Malaysia) đến Indonesia như một phần trong mục tiêu thành lập nhà máy trị giá 1,55 tỷ USD tại Bekasi (Indonesia).

Theo đó, Hyundai không phải là nhà sản xuất ô tô duy nhất đầu tư vào Indonesia. Đất nước này còn thu hút các công ty như Toyota và nhà sản xuất pin CATL (của Trung Quốc).

Bên cạnh đó, dường như Tesla đã bắt đầu các bước làm việc đầu tiên về một hợp tác phát triển với Indonesia. Chính phủ nước này đang xem xét một đề xuất đầu tư từ nhà sản xuất xe điện hàng đầu nước Mỹ, trong khi LG Chem cũng đang tìm cách đầu tư vào một nhà máy pin.

Việt Nam nằm ở đâu trong bản đồ phát triển xe điện tại ASEAN
Phát triển xe điện và loại bỏ động cơ đốt trong đang xu thế hiện nay
Quảng cáo

Ưu thế lớn nhất của Indonesia là trữ lượng niken lớn nhất thế giới. Đây là một thành phần quan trọng để sản xuất pin xe điện. Hiện tại, Indonesia đã ngừng xuất khẩu quặng thô mà dồn lực để phát triển một chuỗi sản xuất ra thành phẩm.

Việt Nam bắt đầu vượt lên với hãng sản xuất xe ô tô nội địa VinFast. Đặc biệt, VinFast vừa công bố 3 mẫu SUV chạy điện mới dự định sản xuất trong năm nay và còn có kế hoạch xuất khẩu tới các thị trường quốc tế khác như Mỹ.

Theo đánh giá chung, hiện tại, Thái Lan đang áp đảo bởi phần lớn các nhà sản xuất ô tô đều đang chọn đầu tư vào Thái Lan. Từ năm 2018 đến 2019, Hội đồng Đầu tư (BOI) của nước này đã phê duyệt 26 đơn đăng ký với tổng trị giá 2,6 tỷ USD, bao gồm BMW, Mercedes-Benz và ba nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản (Toyota, Honda và Nissan ). Cuối năm ngoái, BOI đã thông báo về việc chấp thuận một số công ty bổ sung, bao gồm Mitsubishi và SAIC.

Malaysia hiện đang tụt hậu hơn trong cuộc đua xe điện của các nước Đông Nam Á. Một số nhà sản xuất ô tô đầu tư vào nước này đang than phiền về việc chậm phát triển và đầu tư trong lĩnh vực này. Trong tuần qua, Mercedes-Benz Malaysia cho biết họ vẫn cam kết với chiến lược xe điện nhưng cần một lộ trình ngành cụ thể hơn để thực hiện điều đó.

Tin khác