5 thương hiệu Trung Quốc có tiềm năng quốc tế hóa cao nhất

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG: CHUYÊN TRANG CÔNG NGHIỆP Ô TÔ - XE MÁY CARTIMES

5 thương hiệu Trung Quốc có tiềm năng quốc tế hóa cao nhất

Trong số khoảng 170 công ty ô tô của Trung Quốc, 5 công ty này có tiềm năng phát triển lớn nhất ở nước ngoài.

Ngày nay, có khoảng 170 thương hiệu ô tô khác nhau tại thị trường Trung Quốc. Nguồn cung lớn nhưng chỉ có 17,5 xe mới được bán ra trên mỗi nghìn dân. Bất chấp quy mô của thị trường, tỷ lệ phương tiện/dân số của Trung Quốc vẫn thua kém các quốc gia phương Tây, cụ thể là Mỹ - quốc gia dẫn đầu với tỷ lệ 40,6 và Tây Âu là 24,4.

Sản lượng sản xuất của Trung Quốc rất lớn nhưng không phải tất cả đều có tiềm năng xuất khẩu. Dưới đây là 5 thương hiệu Trung Quốc có tiềm năng phát triển toàn cầu nhất.

MG

5 thương hiệu Trung Quốc có tiềm năng quốc tế hóa cao nhất
MG cạnh tranh cùng xe Đức tại châu Âu

MG thực chất là thương hiệu bắt nguồn từ Anh và có lịch sử hoạt động gần 100 năm, sau đó đã được công ty Trung Quốc mua lại vào năm 2006. SAIC là chủ sở hữu hiện tại và chịu trách nhiệm cho việc mở rộng và phát triển thương hiệu.

Trên thực tế, doanh số bán hàng của MG đã tăng vọt từ 3.500 chiếc trong năm 2013 lên khoảng 450.000 chiếc vào năm ngoái.

Quảng cáo

Vào năm 2022, đây là thương hiệu "nội địa" phổ biến nhất bên ngoài Trung Quốc. Tiềm năng của MG dựa trên khả năng sản xuất các mẫu ô tô điện hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao dành cho các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.

MG là thương hiệu BEV (Xe chạy pin) bán chạy thứ 4 ở châu Âu trong nửa đầu năm 2023, vượt xa các thương hiệu lớn khác như Renault, Peugeot hay Hyundai.

BYD

Xe Trung Quốc
Số lượng xe Trung Quốc bán tại các thị trường trên thế giới năm 2022

BYD vẫn còn khá mờ nhạt ở châu Âu nhưng đã thu hút được sự chú ý ở các khu vực khác. Đây là một trong những thương hiệu phát triển nhanh nhất trên thế giới nhờ có nhiều loại xe plug-in hybrid và chạy điện hoàn toàn.

BYD nằm giữa phân khúc phổ thông và cao cấp. Điều này giúp BYD xâm nhập vào các khu vực như Mỹ Latinh, Trung Đông và Đông Nam Á, nơi không phải ai cũng có đủ khả năng mua một chiếc ô tô điện cao cấp. BYD đã ra mắt 6 mẫu xe thương mại mới kể từ tháng 1/2022.

Quảng cáo

Geely/Zeekr

Đây có lẽ là thương hiệu phương Tây nhất trong số các thương hiệu Trung Quốc. Nhờ mối quan hệ chặt chẽ với các nhà sản xuất phương Tây khác, thương hiệu này có thể tiếp cận các nền tảng và công nghệ cạnh tranh tuân thủ theo tiêu chuẩn châu Âu và Bắc Mỹ.

Xe Geely ở phân khúc phổ thông và Zeekr ở phân khúc cao cấp đang sở hữu những mẫu sedan và SUV bán chạy hàng đầu tại Nga (Geely là thương hiệu xe du lịch bán chạy thứ 4 trong nửa đầu năm 2023 tại đây).

NIO

Nếu không có Tesla và các thương hiệu cao cấp của Đức, NIO có thể dễ dàng trở thành một công ty ô tô lớn hiện nay. Tuy nhiên, hãng đang phải chật vật chống lại các đối thủ này và cố trở thành "Tesla Trung Quốc" với dòng sản phẩm đa dạng hơn hãng xe Mỹ.

Tiềm năng của NIO nằm ở công nghệ pin và các phần mềm. Tuy nhiên, được định vị là thương hiệu cao cấp nên NIO sẽ không mở rộng phạm vi toàn cầu mà tập trung chinh phục thị trường châu Âu.

Quảng cáo

Baojun/Wuling thông Chevrolet

Wuling Hongguang MINI EV
Xe Wuling Hongguang MINI EV

Công ty này được định vị là thương hiệu ô tô Trung Quốc giá rẻ. Công ty nổi tiếng với những chiếc xe giá rẻ, hấp dẫn và bảo trì rẻ.

Công thức được công ty Trung Quốc sử dụng rất đơn giản, thay logo cho những chiếc xe thành thương hiệu Chevrolet toàn cầu hơn. Bằng cách này, nó có thể dễ dàng và nhanh chóng chiếm được thị phần ở các khu vực như Châu Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Phi.

Tuy nhiên, bất chấp những tiềm năng to lớn, các thương hiệu này phải đối mặt với thách thức lớn nhất là tiếng xấu của các sản phẩm Trung Quốc tại phương Tây. Điều này không chỉ đòi hỏi về mặt tiền bạc mà còn cần rất nhiều thời gian để khắc phục.

Tin khác