Các hãng xe Trung Quốc ngày càng "bành trướng" tại Đông Nam Á

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG: CHUYÊN TRANG CÔNG NGHIỆP Ô TÔ - XE MÁY CARTIMES

Các hãng xe Trung Quốc ngày càng "bành trướng" tại Đông Nam Á

Trong vài năm qua, các hãng xe Trung Quốc đang đẩy nhanh sự hiện diện mạnh mẽ hơn tại Đông Nam Á nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ để chinh phục các thị trường lân cận, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á, nơi những mẫu xe Nhật Bản thống trị đã lâu.

Các hãng xe Trung Quốc đang tận dụng mối liên kết của mình với thương hiệu quốc tế tại thị trường nội địa (ví dụ SAIC và GM, Chery và Jaguar Land Rover, v.v.) để mua các nhà máy sản xuất ô tô ở châu Á (ví dụ như Great Wall đã mua nhà máy của Ford ở Ấn Độ và nhà máy của Chevrolet tại Thái Lan). 

Bên cạnh đó, các tập đoàn Trung Quốc còn mua lại các thương hiệu xe nước ngoài (ví dụ Geely sở hữu Volvo, Proton, Lotus, trong khi SAIC sở hữu MG, v.v.). Tất cả những điều này đều nhằm tạo nên sự hiện diện mạnh mẽ hơn và gia tăng khả năng cạnh tranh tại Đông Nam Á nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Các hãng xe Trung Quốc ngày càng "bành trướng" tại Đông Nam Á
Xe điện của Trung Quốc
Quảng cáo

Trong vài năm qua, các công ty Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch của mình.

Những sản phẩm của Trung Quốc luôn có giá cực kỳ hấp dẫn, thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung. Những mẫu xe ô tô của họ không chỉ có giá rẻ mà còn sở hữu hàng loạt công nghệ chỉ xuất hiện trên các mẫu xe sang.

Nếu thị trường Việt vẫn còn e dè với các mẫu xe xuất xứ Trung Quốc thì thị trường "láng giềng" Malaysia lại khá cởi mở chào đón các thương hiệu đến từ đất nước tỷ dân. Trong hơn 20 năm qua, hàng loạt tên tuổi như Chery, Changan, GWM/Haval đã gia nhập vào thị trường này.

Sự xuất hiện của Geely với tư cách là đối tác của Proton gần đây dường như đã mở ra cơ hội cho nhiều nhà sản xuất ô tô từ Trung Quốc hơn. Các mẫu SUV Proton của Geely hiện là mẫu xe bán chạy nhất trong các phân khúc tương ứng.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, Great Wall Motors (GWM) đã công bố kế hoạch lớn cho Thái Lan và chúng ta có thể sẽ thấy Haval H6 sớm tại thị trường này.

Chủ tịch Hiệp hội Ô tô Malaysia (MAA) - Datuk Aishah Ahmad - cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng sẽ có thêm nhiều công ty mới từ Trung Quốc đến Malaysia với sự cạnh tranh lành mạnh. Những công ty này có công nghệ và cả những chiếc xe EV. Chính phủ sẽ không ngăn cấm các công ty này gia nhập thị trường và việc những thương hiệu xe Trung Quốc mới sẽ gia nhập ngày càng nhiều là sự thật cần chấp nhận."

Xe điện trở thành xu hướng
Xe điện là xu hướng chung hiện nay trên thế giới

Tại Việt Nam, những năm gần đây người tiêu dùng cũng đã cởi mở hơn với những chiếc xe đến từ thương hiệu Trung Quốc. Một số hãng dường như đang rậm rịch quay lại nước ta như Chery với những mẫu xe xin đăng kí bảo hộ trước khi ra mắt.

Quảng cáo

Trước đó, thương hiệu "da Anh Quốc hồn Trung Quốc" MG đã quay lại Việt Nam với 2 sản phẩm mà MG ZS và HS trong năm 2020. Đặc biệt, chưa đầy nửa năm ra mắt, MG đã ra mắt phiên bản nâng cấp của ZS, nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan thay vì từ Trung Quốc như trước đó.

Ngoài ra, các quốc gia Đông Nam Á ngày càng quan tâm hơn đến việc phát triển dòng xe điện, xu hướng chung của thế giới. Nếu Thái Lan hiện đang có nhiều ưu thế khi các thương hiệu quốc tế đều tập trung tại đây thì Philippines lại sở hữu trữ lượng niken lớn nhất thế giới - nguồn nhiên liệu quan trọng để sản xuất pin ô tô.

Việt Nam với sự phát triển thần tốc của VinFast, đặc biệt là sau khi ra mắt mẫu xe điện VF e34, dần có sự bứt phá trên cuộc đua thì có vẻ như Malaysia đang có sự thụt lùi. Có lẽ đây là lý do mà đất nước này lại đưa ra sự chào đón lớn đối với các hãng xe Trung Quốc.

Tin khác