Khi nào nên sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm?

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG: CHUYÊN TRANG CÔNG NGHIỆP Ô TÔ - XE MÁY CARTIMES

Khi nào nên sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm?

Đèn cảnh báo nguy hiểm có rất nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Do đó, tài xế cần sử dụng đúng cách đối với từng trường hợp để thông báo cho những người trên đường.

Đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn nguy hiểm khẩn cấp (đèn hazard) là một cặp đèn báo nhấp nháy với mục đích cảnh báo người lái xe khác về nguy hiểm ở phía trước, hoặc báo hiệu xe đang ở tình huống nguy hiểm.

Để kích hoạt chế độ này, người lái xe sử dụng nút tam giác màu đỏ trên bảng điều khiển. Một số xe khác sẽ tự động kích hoạt chế độ này nếu bị tai nạn hoặc phanh gấp. Dưới đây là một số trường hợp nên sử dụng được các nhà sản xuất khuyến cáo.

- Trường hợp xe gặp sự cố cần đỗ trên đường

Quảng cáo

Khi xe bất ngờ gặp sự cố trên cao tốc hoặc đại lộ và không thể di chuyên đến nơi dừng đỗ, tài xế lúc này nên bật đèn khẩn cấp để các xe sau chủ động tránh. Ngoài ra, đây cũng là một tín hiệu kêu gọi sự giúp đỡ từ những người đi đường xung quanh.

đèn cảnh báo nguy hiểm
Để kích hoạt chế độ cảnh báo nguy hiểm, người lái xe sử dụng nút tam giác màu đỏ trên bảng điều khiển

- Xe di chuyển trong tình trạng nguy hiểm

Quảng cáo

Nếu rơi vào tình cảnh không thể tấp vào lề đường để dừng đỗ, tài xế nên bật đèn cảnh báo khẩn cấp, nhằm báo hiệu cho các phương tiện khác biết được xe đang gặp trục trặc.

- Di chuyển trong thời tiết xấu

Nếu di chuyển trong tiết trời mưa và sương mù bình thường, tài xế chỉ cần bật đèn sương mù hoặc đèn chiếu gần. Nếu tài xế sử dụng đèn khẩn cấp lúc này, phương tiện phía sau sẽ không biết ý định của xe trước là gì: rẽ hay chuyển làn...

Tuy nhiên, trong trường hợp trời mưa to và sương mù dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế, người lái nên bật đèn khẩn cấp nhằm nhắc nhở người đi phía sau cần giữ khoảng cách an toàn.

Trên đây là một số lưu ý về trường hợp khi sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm mà các tài xế cần đặc biệt lưu ý để tránh gây va chạm và tai nạn giao thông đáng tiếc.

Tin khác