Xe Trung Quốc nở rộ tại châu Âu, các thương hiệu quốc tế nào sẽ bị ảnh hưởng?

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG: CHUYÊN TRANG CÔNG NGHIỆP Ô TÔ - XE MÁY CARTIMES

Xe Trung Quốc nở rộ tại châu Âu, các thương hiệu quốc tế nào sẽ bị ảnh hưởng?

Fiat, Ford, Mitsubishi hay Honda, có thể sẽ là những thương hiệu đầu tiên bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi làn sóng ô tô Trung Quốc đổ bộ vào châu Âu.

Các hãng xe Trung Quốc đã tận dụng khá tốt thị trường nội địa rộng lớn để thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng. Với mức tiêu thụ 25-28 triệu xe mỗi năm, Trung Quốc không chỉ trở thành một trong những thị trường ô tô lớn nhất thế giới mà còn là nơi sản xuất và cung cấp lớn các trang bị, phụ tùng xe hơi.

Các mẫu xe Trung Quốc đã chiếm được 1% thị phần tại châu Âu và Mỹ, tương đương với 250.000-280.000 chiếc mỗi năm, một kết quả không hề tệ.

Hiện tại, thị trường nội địa đã không thể thỏa mãn được các hãng xe Trung Quốc. Do đó, nhiều tên tuổi lớn đã mở rộng ra toàn cầu, vượt ra khỏi biên giới. Các mẫu xe Trung Quốc cũng dần chú trọng hơn vào hiệu quả, an toàn và tiêu chuẩn chất lượng thay vì nổi tiếng với thiết kế bóng bẩy hay "copy" của các thương hiệu quốc tế như trước đây.Xe Trung Quốc nở rộ tại châu Âu

Các hãng xe Trung Quốc có nhiều lợi thế khi nhận được hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ. Ngoài ra, thị trường nội địa rộng lớn cho phép họ duy trì mức sản xuất nền tảng. Bên cạnh đó, các hãng xe này cũng đang đi trước các đối thủ phương Tây khi nói đến điện khí hóa ở mọi cấp độ và phân khúc xe.

Năm ngoái, khoảng 1,1 triệu xe đã được xuất khẩu khỏi Trung Quốc. Trong đó, nơi tiêu thụ lớn nhất là Mỹ Latinh với 355.000 xe. Châu Âu đứng ở vị trí thứ 2 với 156.000 xe được đăng ký, chiếm 22% tổng số xe xuất khẩu. Các nền kinh tế đang phát triển nhận 58% lượng xe xuất khẩu của Trung Quốc.

Quảng cáo

Tuy nhiên, các hãng xe Trung Quốc biết rằng nếu muốn nâng tầm thương hiệu và đưa tên tuổi phổ biến toàn cầu thì cần có sự phát triển tốt tại các thị trường phát triển, cụ thể là châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường được Chính phủ sở tại bảo hộ khá nhiều. Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc còn có những vấn đề địa chính trị và thương mại. Như vậy, châu Âu chính là mục tiêu tiếp theo của các hãng xe Trung Quốc.Xe Trung Quốc nở rộ tại châu Âu

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các mẫu Trung Quốc ở châu Âu có thể làm hài lòng người tiêu dùng, nhưng nó sẽ trở thành vấn đề đối với một số nhà sản xuất địa phương. Các hãng xe có số lượng sản xuất ít, phần lớn thị trường trong khu vực châu Âu và chậm trong quá trình điện khí hóa sẽ gặp bất lợi.

Ví dụ, Fiat khá dễ bị tổn thương. Trong 10 tháng đầu năm nay, 70% lượng xe mới của Fiat được bán tại Ý. Ngoài ra, thương hiệu này chỉ có phạm vi sản phẩm nhỏ gồm 4 mẫu du lịch và 2 mẫu xe van. Fiat chỉ bán 1 mẫu xe điện là chiếc 500e và 1 chiếc SUV là 500X.

Ford có thể là nạn nhân thứ 2 bởi thương hiệu này đang dần rời khỏi phân khúc hạng B. Mặc dù phân khúc này không còn phổ biến nhưng vẫn có một lượng khách hàng lớn. Puma và Kuga là những chiếc SUV phổ biến, nhưng cả hai đều không được điện khí hóa hoàn toàn.Xe Trung Quốc nở rộ tại châu Âu

Một trường hợp có thể gặp vấn đề khác tại châu Âu là các thương hiệu Nhật. Ví dụ, Mitsubishi hiện có 2 mẫu xe phân phối tại châu Âu nhưng không có mẫu nào chạy điện hoàn toàn. Thương hiệu này cũng chỉ bán được 43.000 chiếc trong 10 tháng đầu năm nay. Ngay cả Honda cũng chỉ có 5 mẫu xe được phân phối tại khu vực và chiếc xe điện duy nhất là Honda e cũng khá vất vả để cạnh tranh.

Điểm chung của những thương hiệu này là đều có những sản phẩm nằm trong phân khúc phổ thông, một trong những phân khúc cạnh tranh nhất và ít sinh lời nhất ở châu Âu. Do các sản phẩm hạn chế nên các thương hiệu này khá chất vật để duy trì thị phần. Họ sẽ trở thành những người đầu tiên cảm nhận được tác động của "cuộc xâm lược" từ các hãng xe Trung Quốc.

Tin khác