Khi chiếc xe của bạn quá mạnh

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG: CHUYÊN TRANG CÔNG NGHIỆP Ô TÔ - XE MÁY CARTIMES

Khi chiếc xe của bạn quá mạnh

Khi một chiếc xe chạy phố được lắp động cơ quá khỏe, thì rất nhiều vấn đề xảy ra. Khi những chủ xe, vốn không phải những người có kinh nghiệm lái xe đua, ngồi sau tay lái những chiếc xe này.

Trong quá khứ, không ít siêu xe đang đi bay xuống ruộng, đơn giản vì người lái đôi lúc không hình dung được công suất lớn sẽ đem đến những gì. Đôi lúc ESP cũng bó tay với những hành động của con người. Đạp hết ga chiếc xe 200 mã lực trong khúc cua sẽ an toàn hơn rất nhiều khi chiếc xe đó sở hữu tới 500 mã lực.

Hệ thống ESP
Hệ thống cân bằng điện tử ESP trên ô tô

ESP, Traction hay ABS (Gộp tất cả các tính năng của phanh từ phân bổ lực phanh hay lực phanh khẩn cấp… vào thành 1 tên gọi ABS cho dễ hiểu) được nghĩ ra để sửa chữa những lỗi lầm do người lái gây ra, và thậm chí còn gia tăng khả năng điều khiển của bất kỳ tay lái nào.

Đa phần chúng ta hình dung ESP hoạt động dựa trên các thông tin: góc lái, cảm biến gia tốc xoay, cảm biến tốc độ tại các bánh xe, cảm biến gia tốc (chính là G-Force theo chiều dọc để phát hiện đang phanh hay ga). Ngay khi xe bị xoay (thông tin do cảm biến gia tốc xoay và góc lái cung cấp), hệ thống sẽ phanh 1 bánh để chỉnh hướng đi của chiếc xe…

Cơ chế hoạt động của ESP
Những chiếc xe siêu mạnh vượt quá khả năng kiểm soát của các hệ thống an toàn như ESP

Đó là cách hoạt động nói chung của ESP, nó đã rất tác dụng trong nhiều năm. Nhưng với những chiếc xe có động cơ siêu mạnh và siêu nhạy, việc đạp quá ga hoặc lái quá gấp có thể gây ra những lỗi lầm vượt quá khả năng kiểm soát của những hệ thống an toàn.

Quảng cáo

Ngày nay, một số xe (một số thôi nhé) được trang bị những hệ thống hết sức tiên tiến để đảm bảo việc sử dụng trên phố an toàn hơn. Cách mà những hệ thống hỗ trợ trên những chiếc xe này làm việc đã vượt xa hình dung của chúng ta về những hệ thống an toàn chủ động.

Những cảm biến (trong đó bao gồm G-Force 3D) cung cấp thông số chính xác về tình trạng của chiếc xe trong không gian 3 chiều. Ví dụ, chiếc xe nhận ra nó vừa cất cánh và đang hạ cánh, thì nó sẽ chuẩn bị cho việc tiếp đất bằng cách điều chỉnh các giảm xóc để tạo ra cú tiếp đất ngon hơn. Trong một khúc cua, lực G, góc đánh lái, cảm biến gia tốc xoay sẽ nói cho chiếc xe biết giới hạn của xe trên nền đường hiện tại. Thông số này kết hợp với hành vi của lái xe (phanh-ga) sẽ đưa ra quyết định điều chỉnh lực kéo, độ nhạy chân ga… để giúp các tay lái hung hãn khó bay xuống ruộng hơn. Ngày nay, các hệ thống tiên tiến có khả năng can thiệp trước khi chiếc xe lâm vào tình trạng mất an toàn, thay vì sửa chữa những tình trạng đó.

Hệ thống an toàn trên ô tô
Hệ thống an toàn trên xe ngày càng hiện đại nhưng quan trọng vẫn là hành vi của lái xe

Trong quá khứ, những tay am hiểu ô tô biết rằng, hộp số tự động có khả năng học hành vi lái xe, và đưa ra setup hợp lý nhất. Ngày nay, chiếc xe còn có cả khả năng học hỏi và trở nên tốt hơn. Ví dụ, khi leo đèo Sapa mà ra đạp 1 phát ga quá mạnh đến mức ESP phải kích hoạt, thì ở khúc cua kế tiếp, chân ga trở nên kém nhạy hơn khi xe đang cua, và dẫn động đã chuẩn bị cho việc ra cua nhanh hơn. Hệ thống treo điều khiển điện tử ngày nay có thể tự thay đổi để đáp ứng tình trạng mặt đường…

Việc mang công nghệ xe đua ra phố cần đi kèm những công nghệ tinh vi. Những chiếc xe này, ở góc nhìn tổng quát, sẽ khó chế tạo hơn là chiếc xe đua thuần túy.

Thông số G-Force, chỉ là 1 phần thông tin có thể quan sát thôi. Các lái xe hãy thử tìm lời giải đáp cho câu hỏi này: "Một chiếc xe đang cua xuống dốc cần phanh gấp, vậy làm thế nào để hệ thống phân bổ lực phanh đến từng bánh xe có thể nhận được thông tin chuẩn xác nhất về tình trạng lúc này của chiếc xe?”.

Tin khác