Dây an toàn và túi khí: Đa số đều lầm tưởng!

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG: CHUYÊN TRANG CÔNG NGHIỆP Ô TÔ - XE MÁY CARTIMES

Dây an toàn và túi khí: Đa số đều lầm tưởng!

Liệu việc kích hoạt túi khí có liên quan đến việc thắt dây an toàn hay không? Tại sao đa số cú đâm ở phía sau không nổ túi khí? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.

Túi khí nổ có liên quan đến việc thắt dây an toàn?

Túi khí đóng vai trò hệ thống an toàn thụ động thứ cấp. Cái số 1 là dây an toàn.

Đại loại khi bạn chạy 48km/h và đâm thẳng vào tường, dây an toàn sẽ giữ bạn dính vào ghế thay vì bay với tốc độ 48km/h vào kính chắn gió, mặt đập vào kính chắn gió, lồng ngực đập vào tay lái dẫn đến tử vong. Túi khí ở thời điểm này sẽ phồng lên để đón phần cơ thể va chạm, ngăn ngừa bạn bay lên kính chắn gió.

Xe bung túi khí
Túi khí khi kết hợp với dây an toàn, tạo nên khả năng bảo vệ tốt nhất

1. Túi khí ban đầu được ra đời để giảm thiểu nguy cơ chấn thương, đặc biệt đối với những người lái không thắt dây an toàn. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu mỗi 1 túi khí vô lăng dành cho người lái có vẻ chỉ cứu được họ thoát khỏi tử vong, trong 1 số trường hợp nhất định, các chấn thương như gãy tay chân, gãy xương sườn… vẫn không tránh được.

2. Túi khí khi kết hợp với dây an toàn, tạo nên khả năng bảo vệ tốt nhất. Chính vì vậy xe cộ ngày nay luôn cảnh báo ầm ỹ nếu bạn không thắt dây.

3. Hệ thống an toàn SRS được cấu tạo bởi túi khí, hộp điều khiển – nơi quyết định nổ túi nào, và các cảm biến đo xung động. Hình minh họa dưới đây là cấu tạo hệ thống SRS trên 1 chiếc Toyota RAV4 (sản xuất cách đây hơn 10 năm), với các cảm biến va chạm 2 bên xe, phía trước xe. Vài xe trang bị nghèo nàn chỉ có 1 cảm biến, 1-2 túi khí, nhưng đa số bây giờ các xe đều trang bị khá nhiều cảm biến và túi khí.

Tui khi RAV4
Cấu tạo hệ thống SRS trên Toyota RAV4

4. Sự kết nối của hộp điều khiển với nhiều thông tin của xe hơn cho phép các lựa chọn nổ túi nào, tùy thuộc vào vị trí va chạm. Việc kết nối với các cảm biến trên ghế ngồi cho biết có ai tại vị trí đó không, qua đó quyết định nổ hay không ở vị trí đó? Ngoài ra, hộp điều khiển có thể kết nối với thông số tốc độ, qua đó tính toán được việc nổ túi có nên hay không? Một số hãng xe thậm chí còn kết nối với hệ thống phanh hay ESP, thông qua đó hệ thống hiểu được xe đang ở tình trạng nào, ví dụ nếu đang mất lái hay phanh gấp thì căng rồi!

NHƯNG: Các hãng xe có những nghiên cứu theo điều kiện khác nhau, và có các cách thiết kế cho việc nổ/không nổ. Việc này đôi khi giới hạn bởi trở ngại công nghệ hay kinh phí.

Quảng cáo
Thắt dây an toàn
Ngoài dây an toàn, còn nhiều yếu tố khác liên quan đến việc nổ túi khí

Chúng ta có thể hiểu nôm na là đóng tít mù đâm đùng phát, thì xe nào cũng nổ tung tóe. Vậy ở tốc độ chậm, việc không thắt dây an toàn có ảnh hưởng đến kích hoạt túi khí? Chả ai có thông tin về những trường hợp nổ túi liên quan đến thắt dây hay không? Vì đơn giản là ông nào sống thì túi đã nổ - xe tốt, còn ông nào túi không nổ thì chắc không còn cơ hội chia sẻ kinh nghiệm.

Nếu suy đoán 1 cách logic, theo yếu tố số 1, thì không thắt dây vẫn phải nổ. Tuy nhiên, nổ khi nào sẽ do phần cài đặt liên quan đến mức độ va chạm (thể hiện tại cảm biến đo xung động), cái này không phải hãng nào cũng nói!

Cú đâm phía sau có kích hoạt túi khí?

Đa số xe không có cảm biến va chạm sau. Bởi vì đơn giản là khi bị va chạm từ phía sau, theo vật lý thì cơ thể người lái và hành khách bay ngược về phía sau. Mà các túi khí ở phía trước, vậy nổ để làm gì?

Việc bảo vệ an toàn khi này cho vùng cổ trong cú đâm phía sau được đảm nhiệm bởi cái gối tựa đầu, 1 phát minh từ thời xa xưa. Trước đó gãy cổ kha khá!

Va chạm từ phía sau
Không nên tìm cách lý giải hiện tượng túi khí không nổ khi bị va chạm từ phía sau

Vậy dồn toa thì sao? Dồn toa được hiểu như cú đâm phía sau và tiếp nối bởi cú đâm phía trước. Mà cú đâm phía trước thì hệ thống đã được thiết kế để đảm nhiệm.

Mercedes-Benz có 1 tính năng Presafe là dùng radar quét xem phía sau có ông nào sắp tông không, khi đó xe tự phanh cứng, thắt chặt dây an toàn, đi kèm 1 cái gối tựa đầu có cơ chế thay đổi khi va chạm. Đây có thể xem như cách chuẩn bị tốt nhất cho 1 cú va chạm phía sau.

Vì vậy, không nên tìm cách lý giải hiện tượng túi khí không nổ khi đi lùi đâm vào gốc cây! Nói chung là cơ hội thử xem túi khí có tốt hay không sẽ không đến thường xuyên, vì vậy hãy thắt dây cho chặt, mua xe tốt vào!

Tin khác